Ngoài những giải pháp có tính quy mô, trong ngành chế biến thực phẩm vẫn còn nhiều giải pháp đơn giản, giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm được chi phí năng lượng.
Tối ưu hóa máy hút chân không
Qua khảo sát của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC), ở nhiều DN, công nhân thường không chuẩn bị đủ túi ni lông. Cụ thể tại phân xưởng shu shi của một DN, DN này dùng một máy hút chân không với công suất 5,5 KW trong khâu đóng gói. Theo quy trình đóng gói, sản phẩm được cho vào túi ni lông đã được in ngày sử dụng. Sau đó được đặt lên máy hút chân không để rút không khí trong túi sản phẩm. Do không chuẩn bị đủ các túi ni lông trước khi tiến hành đóng gói, nên công nhân thường để máy chạy không tải. Theo tính toán tại đây, thời gian chạy không tải và non tải của máy hút chân không khoảng 40% thời gian vận hành. Trong trường hợp này, chỉ cần thực hiện một giải pháp đơn giản là chuẩn bị đủ túi ni lông hoặc tắt máy hút chân không ngay khi không sử dụng.
Việc làm đơn giản đó, nếu DN sử dụng máy hút chân không công suất 5,5 KW, mỗi năm DN tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng tiền điện. Nếu DN sử dụng máy có công suất lớn hơn, số lượng máy nhiều hơn thì số tiền tiết kiệm càng lớn hơn.
Sử dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời
Hiện nay, trên địa bàn TP vẫn còn DN sử dụng kho lạnh không có màn hoặc quạt chắn gió. Từ đó tổn thất lạnh, cũng có nghĩa là tổn thất điện năng sẽ rất nhiều mỗi khi mở cửa để xuất nhập hàng. Vì vậy, giải pháp lâu dài là DN nên lắp quạt chắn gió. Quạt chắn gió có ưu điểm hơn màn chắn gió là không vướng víu. Giải pháp này có thể tiết kiệm 5%-10% lượng điện năng tiêu thụ. Như vậy, nếu DN sử dụng một kho trữ lạnh 144.000 kcal/giờ thì mỗi năm, DN lợi được trên dưới 5 triệu đồng.
Để phục vụ cho công đoạn luộc chín nghêu, DN sử dụng một lò hơi nhỏ công suất 100 kg/giờ đốt dầu DO và cho áp suất hơi ở 3 kg/cm2 (tương đương nhiệt độ hơi 1350C). Hơi được sục trực tiếp vào bồn nấu dung tích 300 lít. Nước cấp cho lò lấy từ hệ thống nước ngầm tự khai thác của công ty đã qua xử lý. Các chuyên viên của ECC đã đưa ra giải pháp lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, nhằm nâng nhiệt của nước từ 280C lên đến 600C. Sau khi tính toán, giải pháp này mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Hệ thống lạnh có lắp bơm lỏng giúp tiết kiệm từ 15%-20% điện năng tiêu thụ cho hệ thống. Năng suất lạnh của hệ thống tăng từ 5%-10%.